Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Hướng phát triển xuất khẩu lao động năm 2012

Dự báo, năm 2012, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ gặp một số khó khăn, thách thức. Tuy vậy, xuất khẩu lao động (XKLĐ) của Việt Nam vẫn có những mảng sáng- chính là những cơ hội mới ở những thị trường có thu nhập cao. Chiến lược XKLĐ của ta thời gian tới sẽ hướng vào mục tiêu cải thiện chất lượng lao động nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này. TS Lê Văn Thanh (ảnh), Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (QLLĐNN) đã trao đổi với Tin Tức về vấn đề này.
Theo dự báo năm 2012,  người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ gặp một số khó khăn, thách thức. Tuy vậy, xuất khẩu lao động (XKLĐ) của Việt Nam vẫn có những mảng sáng- chính là những cơ hội mới ở những thị trường có thu nhập cao. Chiến lược XKLĐ của ta thời gian tới sẽ hướng vào mục tiêu cải thiện chất lượng lao động nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này. TS Lê Văn Thanh (ảnh), Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (QLLĐNN) đã trao đổi với Tin Tức về vấn đề này.

Nhiều ý kiến cho rằng năm 2011 là năm khá “sóng gió” với lĩnh vực XKLĐ, ông có bình luận gì về điều này?

Có thể nói năm 2011 là một năm khó khăn đối với hoạt động xuat khau lao dong của Việt Nam. Bất ổn chính trị tại Libi hồi tháng 3 đã khiến chúng ta không những không thể đưa lao động mới sang làm việc tại thị trường này mà còn phải đưa hơn 10.000 lao động đang làm việc tại Libi về nước. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế thế giới vẫn đang trong giai đoạn khó khăn, ảnh hưởng tới công tác xuat khau lao dong của ta.

Bên cạnh đó, năm 2011, Hàn Quốc tạm dừng cuộc kiểm tra tiếng Hàn trước thực trạng lao động Việt Nam bỏ trốn gia tăng; thị trường Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi thiên tai…

Tuy nhiên, với sự cố gắng của các cơ quan chức năng và các tổ chức, doanh nghiệp xuất khẩu lao động trong việc đẩy mạnh các thị trường truyền thống và khai thác một số thị trường mới nên trong 11 tháng đầu năm 2011 đã đưa được hơn 81.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, đạt khoảng 93% kế hoạch cả năm (87.000 lao động). Các thị trường chính như Đài Loan (TQ), Hàn Quốc, Nhật Bản và Malaixia tăng về số lượng so với cùng kỳ năm 2010, hoàn thành kế hoạch đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài năm 2011.

Hiện nay, những thị trường nào là thị trường truyền thống của chúng ta?

Hiện nay, các thị trường lao động ở châu Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (TQ), Malaixia vẫn là các thị trường truyền thống của ta. Tổng số lao động Việt Nam đang làm việc tại 4 thị trường này trên 200.000 người, chiếm 40% tổng số lao động Việt Nam đang làm việc tại trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, khoảng 18.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản, chủ yếu trong các ngành nghề: Cơ khí, điện tử, may công nhiệp, sản xuất sản phẩm nhựa… Thị trường Hàn Quốc có khoảng 60.000 lao động VN đang làm việc trong các ngành nghề sản xuất chế tạo, nông nghiệp, ngư nghiệp và xây dựng. Thị trường Malaixia có gần 54.000 lao động Việt Nam đang làm việc, trong nhiều ngành nghề khác nhau như sản xuất linh kiện điện tử, may mặc, sản xuất đồ gỗ; xây dựng hoặc nông nghiệp. Đài Loan (TQ) là thị trường có nhiều lao động VN đang làm việc nhất, với gần 93.000 người, chủ yếu làm công nhân trong các nhà máy; nhân viên chăm sóc trong các nhà dưỡng lão…

Xuất khẩu lao động năm 2012 của ta có những thuận lợi, khó khăn gì, thưa ông?

Năm 2012, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ gặp một số khó khăn, thách thức. Kinh tế thế giới hiện đang hồi phục nhưng vẫn diễn biến khó lường. Tình hình chính trị bất ổn tại các quốc gia ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi cũng như ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công ở một số quốc gia châu Âu dẫn đến việc thị trường lao động quốc tế bị thu hẹp, sụt giảm. Do đó, sự cạnh tranh giữa các quốc gia cung ứng lao động vốn đã rất gay gắt, càng trở nên gay gắt hơn trong năm 2012 và những năm tiếp theo. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến việc phát triển các thị trường mới của Việt nam

Tuy vậy, hoạt động XKLĐ của ta cũng có một số thuận lợi nhất định. Nền kinh tế của những thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (TQ), Malaixia… vẫn tăng trưởng và có nhu cầu cao trong việc tiếp nhận lao động nước ngoài. Nhu cầu lao động Việt Nam của các nước này vẫn tăng. Việc ký thỏa thuận quốc gia về tiếp nhận y tá và hộ lý Việt Nam của Nhật Bản đã mở ra một cơ hội mới cho lao động Việt Nam trong ngành nghề có thu nhập cao và khá được coi trọng tại Nhật Bản.

Việc cố gắng để đáp ứng được đòi hỏi khá cao của thị trường lao động Nhật Bản sẽ tạo ra một bước đệm để nâng cao chất lượng nguồn lao động Việt Nam. Chúng ta hướng tới các thị trường các nước phát triển khác với phương châm chú trọng tăng cường chất lượng để phát triển số lượng.

Thu nhập vẫn là điều người lao động trông chờ nhiều hơn cả. Cục có kế hoạch gì trong việc mở rộng những thị trường thu nhập cao trong năm tới? Khả năng chiếm lĩnh thị trường này của lao động ta ra sao?

Các đơn hàng lao động phổ thông với tiền lương thấp ngày càng trở nên kém hiệu quả đối với cả người lao động, doanh nghiệp phái cử và nhà nước. Thời gian tới, chiến lược XKLĐ của ta sẽ hướng vào mục tiêu cải thiện chất lượng lao động nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này. Việc nâng cao chất lượng nguồn lao động hướng tới thị trường lao động của các nước phát triển với những đơn hàng có thu nhập cao, điều kiện làm việc tốt và ổn định như Nhật Bản. Hướng vào mục tiêu này ta phải đổi mới từ khâu tuyển chọn lao động, nâng cấp đầu tư các cơ sở đào tạo đến việc tăng cường khai thác phát triển các thị trường mới.
Theo đánh giá của các chuyên gia nhân lực của Nhật Bản và Hàn Quốc, lao động ta có tố chất cần cù, thông minh, nhạy bén và ham học hỏi. Tôi tin chắc rằng, nếu chúng ta tăng cường khâu tuyển chọn đầu vào, chuẩn hóa đào tạo ngoại ngữ cùng với nỗ lực hoàn thiện ý thức kỷ luật thì lao động VN hoàn toàn có thể đủ điều kiện tham gia các thị trường lao động rất khó tính ở các nước phát triển.

Với tiền đề đó, năm 2012 hứa hẹn sẽ có những đột phá gì trong chiến lược XKLĐ của nước ta, thưa ông?

Trước tiên, để khai thác tại các thị trường đang phục hồi, ta sẽ triển khai nhiều biện pháp hướng tới thị trường Libi… Bên cạnh đó, chúng tôi đẩy mạnh khai thác các lĩnh vực và các nghề trước đây ta chưa quan tâm trong lĩnh vực dịch vụ…

Bên cạnh đó, Cục tiếp tục khai thác những thị trường mới phù hợp với điều kiện và trình độ của ta. Chúng tôi tích cực triển khai các hoạt động đối ngoại để ký kết các thỏa thuận với các nước về hợp tác lao động, tạo khung pháp lý đưa lao động đi; các biện pháp quảng bá lao động Việt Nam với thị trường lao động ngoài nước.

Song song với hệ thống đào tạo nghề quốc gia, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các chương trình từ nguồn chương trình mục tiêu đào tạo nghề, từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp XKLĐ xây dựng các cơ sở đào tạo lao động. Đặc biệt, triển khai các chương trình chuẩn hóa trong đào tạo, nhất là ngoại ngữ. Việc rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật và tuân thủ pháp luật cũng là yếu tố cần chú trọng trong các chương trình đào tạo này.

Tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về XKLĐ, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực XKLĐ. Thực hiện các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp XKLĐ nâng cao năng lực hoạt động thông qua cung cấp thông tin, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, hỗ trợ đào tạo cán bộ…

Ngành cũng sẽ đa dạng hóa các hình thức thông tin như các thông tin được cập nhật thường xuyên trên các trang web của bộ, Cục QLLĐNN, Trung tâm Lao động ngoài nước, phát hành tờ rơi áp phích, các cuốn hỏi đáp về xuat khau lao dong, thông tin thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát triển hệ thống thông tin qua các tuyên truyền viên cấp phường, xã… để người lao động có đủ thông tin chủ động trang bị cho mình các điều kiện tham gia XKLĐ, đặc biệt là về tay nghề và ngoại ngữ, góp phần nâng cao chất lượng nguồn xuat khau lao dong.

Hàn Quốc không tuyển lao động Việt Nam

Theo thông báo từ phía Hàn Quốc, hạn ngạch tuyển mới LĐVN năm 2012 đã dừng lại, đồng nghĩa với việc từ nay đến hết năm không có LĐVN được tuyển dụng mới sang Hàn Quốc làm việc.
Theo thông báo từ phía Hàn Quốc, hạn ngạch tuyển mới xuat khau lao dong năm 2012 đã dừng lại, đồng nghĩa với việc từ nay đến hết năm không có LĐVN được tuyển dụng mới sang Hàn Quốc làm việc.

LĐVN làm thủ tục dự thi tiếng Hàn trên máy tính sáng qua (20/9).
 
Thông tin trên được Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước (OWC) Phan Văn Minh xác nhận với PV Lao Động hôm qua (20/9).

Theo Giám đốc OWC Phan Văn Minh, trong số 13.958 hồ sơ của kỳ thi tiếng Hàn đợt tháng 12.2011 được gửi lên mạng cho chủ sử dụng LĐ Hàn Quốc lựa chọn, đến nay mới có 2.816 LĐ được chọn (chiếm 20,2%), số còn lại phải chờ hạn ngạch tuyển dụng của năm 2013. Hiện Việt Nam còn khoảng 12.000 hồ sơ trên mạng chờ chủ sử dụng LĐ Hàn Quốc lựa chọn, nhưng Hàn Quốc đã thông báo “chốt” hạn ngạch tuyển dụng LĐVN năm 2012. Phía Hàn Quốc cũng đã thông báo hạn ngạch tuyển dụng LĐ nước ngoài năm 2013 được Chính phủ Hàn Quốc cấp cho 15 quốc gia phái cử LĐ (trong đó có Việt Nam) là 62.000 người.

Theo ông Minh, lý do chính phía Hàn Quốc “đóng” hạn ngạch tuyển dụng xuất khẩu lao động là hiện tỉ lệ LĐVN cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc còn cao (trên 50% - tương ứng khoảng 11.000 LĐ). Từ nay đến hết năm, Hàn Quốc chỉ ưu tiên tái tuyển dụng LĐ trung thành và LĐVN hết hạn hợp đồng về nước đúng hạn, chứ không tuyển dụng LĐ mới. Theo thống kê của OWC, tính đến 20/9, đã có 566 LĐVN trong diện LĐ trung thành được phía Hàn Quốc tái tuyển dụng. Trong số này có 433 LĐ đã đến OWC làm thủ tục đăng ký trở lại Hàn Quốc làm việc và 210/433 LĐ đã được cấp visa, chờ tháng 10 tới sẽ tái nhập cảnh Hàn Quốc.

Tại buổi khai mạc kỳ kiểm tra tiếng Hàn trên máy tính cho hơn 700 LĐVN hết hạn hợp đồng lao động về nước đúng hạn do OWC và Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc tổ chức từ 20-27/9 tại Hà Nội, ông Phan Văn Minh khẳng định: “Việc Hàn Quốc có tuyển mới LĐVN nữa hay không, số lượng bao nhiêu, hoàn toàn phụ thuộc vào việc Việt Nam triển khai các giải pháp hạn chế tỉ lệ LĐ cư trú bất hợp pháp.

Nếu 11.000 LĐ đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc vẫn tiếp tục ở lại Hàn Quốc và con số này tiếp tục tăng thì chắc chắn cánh cửa bước sang thị trường Hàn Quốc làm việc của LĐVN vẫn sẽ tạm khép lại”.

Cũng theo ông Minh, bên cạnh việc tích cực tuyên truyền vận động gia đình có con em đang cư trú bất hợp pháp, tới đây, Bộ LĐTBXH cũng sẽ triển khai biện pháp mạnh về hành chính, xem xét cấm LĐ ở các huyện có tỉ lệ LĐ bỏ trốn cao đi làm việc tại thị trường Hàn Quốc. Theo thống kê, hiện cả nước có 50 huyện có tỉ lệ LĐ bỏ trốn trên 50%.
 

Lương cao nhưng vẫn không có người làm

Điều kiện tuyển dụng quá khắt khe nên vẫn ít người đăng ký sang Nhật Bản làm điều dưỡng, hộ lý dù có cơ hội làm việc lâu dài, thu nhập cao. Điều kiện tuyển quá khó! Tại hội thảo giới thiệu chương trình đưa điều dưỡng, hộ lý sang Nhật Bản làm việc, tổ chức ngày 13.9 tại TPHCM, ông Lê Văn Thanh - Cục phó Cục Quản lý lao động ngoài nước (Dolab), thông báo lùi thời hạn đăng ký tham gia chương trình đến ngày 30.9. Nguyên nhân do số lượng ứng viên đăng ký sang Nhật không đủ chỉ tiêu đề ra.

Điều kiện tuyển dụng quá khắt khe nên vẫn ít người đăng ký sang Nhật Bản làm điều dưỡng, hộ lý dù có cơ hội làm việc lâu dài, thu nhập cao.

Điều kiện tuyển quá khó!
Tại hội thảo giới thiệu chương trình đưa điều dưỡng, hộ lý sang Nhật Bản làm việc, tổ chức ngày 13.9 tại TPHCM, ông Lê Văn Thanh - Cục phó Cục Quản lý lao động ngoài nước (Dolab), thông báo lùi thời hạn đăng ký tham gia chương trình đến ngày 30.9. Nguyên nhân do số lượng ứng viên đăng ký sang Nhật không đủ chỉ tiêu đề ra.
Trên cơ sở Hiệp định Liên kết kinh tế Nhật Bản - Việt Nam (EPA) ký kết năm 2008, bình quân mỗi năm Việt Nam sẽ đưa 500 điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản. Riêng năm 2012, chỉ tiêu là 150 ứng viên. Dự báo sẽ có đông người tham gia, Bộ LĐTBXH chốt thời hạn đăng ký vào ngày 15.9. Tuy nhiên, đến ngày 13.9, cơ quan được giao thực hiện chương trình là Dolab chỉ mới tiếp nhận khoảng 80 hồ sơ.
Điều kiện tuyển dụng quá khắt khe, khiến nhiều người dù muốn sang Nhật để có thu nhập cao, có cơ hội ở lại làm việc lâu dài nhưng không đủ điều kiện dự tuyển. Cụ thể, ứng viên dự tuyển làm hộ lý phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học chuyên ngành điều dưỡng. Đối với ứng viên điều dưỡng, ngoài bằng cấp như trên cần có chứng chỉ hành nghề điều dưỡng, có kinh nghiệm từ 2 năm trở lên.
Ông Trần Văn Thạnh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV dịch vụ xuat khau lao dong và chuyên gia Suleco - đơn vị được Sở LĐTBXH TPHCM giao nhiệm vụ khảo sát chương trình - cho biết, vì yêu cầu cao như thế nên cả 3 địa phương là Lâm Đồng, Trà Vinh và TP. Cần Thơ không có người nào đăng ký.
Bệnh viện Chợ Rẫy - TPHCM có chừng 10 điều dưỡng đa khoa có bằng cấp chuyên môn cao nhưng hầu hết nắm giữ vị trí quản lý, khó đi được. Còn Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ có 5 điều dưỡng, nhưng 3 người chắc chắn không rời nhiệm sở được” - ông Thạnh dẫn chứng.
Ngoài lý do trên, còn một số vướng mắc mà Bộ LĐTBXH chưa có hướng dẫn cụ thể. Bà Bùi Thị Thu Thủy - điều dưỡng viên Bệnh viện Thống Nhất TPHCM, cho biết theo lộ trình, đến năm 2014, Bộ Y tế mới bắt đầu cấp chứng nhận hành nghề điều dưỡng. Nếu không cho ứng viên dự tuyển “nợ” chứng nhận này thì khó có nhiều người tham gia.
Sẽ tháo gỡ vướng mắc
Trước nhiều ý kiến băn khoăn, ông Lê Văn Thanh cho biết, đến nay Bộ LĐTBXH và phía Nhật Bản chưa chốt lại các nội dung của chương trình này. Do vậy, những vướng mắc sẽ tiếp tục được bàn thảo để tháo gỡ. Dolab cũng sẽ làm việc với ngành y tế để thống nhất một số quy định liên quan đến quy trình, hồ sơ, điều kiện tuyển dụng.
Về công tác tạo nguồn, ông Thanh cho rằng đây không phải vấn đề lớn: “Số lượng sinh viên theo học ngành điều dưỡng được đào tạo ra trường và đang làm việc tại các cơ sở y tế trong cả nước không phải là ít. Tới đây, Bộ Y tế – Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, Trường Đào tạo tiếng Nhật Arc Academy cũng sẽ tích cực hỗ trợ đào tạo chuyên môn, đào tạo tiếng cho ứng viên Việt Nam”.
Theo kế hoạch, Dolab sẽ tổ chức sơ tuyển đối với những ứng viên xuất khẩu lao động đăng ký tham gia chương trình vào giữa tháng 10.2012. Nếu sơ tuyển đạt yêu cầu, ứng viên sẽ được tập trung đào tạo tiếng Nhật và chuyên môn 12 tháng. Trong khoảng 6 tháng sau đó, ứng viên sẽ tham gia kỳ thi năng lực tiếng Nhật, nếu đạt yêu cầu sẽ tiến hành các bước ký kết hợp đồng, làm thủ tục xuất cảnh. Như vậy, dự kiến 150 lao động của năm tuyển chọn đầu tiên này sẽ sang Nhật từ đầu năm 2014.

Tập trung đưa y tá sang Nhật

Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB và XH, hiện nay Việt Nam có khoảng 500.000 lao động làm việc tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mỗi năm, người lao động gửi về nước khoảng 1,6 tỷ đến 2 tỷ USD. Riêng năm 2011, cả nước đã đưa được hơn 88.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt chỉ tiêu đề ra. Trong năm 2012, mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuat khau lao dong. Tuy nhiên, mục tiêu mà các cơ quan chức năng đề ra vẫn là, cố gắng phấn đấu đưa 100.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Mặc dù kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến việc xuất khẩu lao động (XKLĐ), nhưng năm 2011 nước ta vẫn đạt được con số hơn 88.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đây là một tín hiệu tốt, tiền đề quan trọng để chúng ta tiếp tục mở rộng việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài. Dự báo, trong năm 2012, thị trường xuat khau lao dong vẫn có khả năng phát triển mạnh và Nhà nước sẽ tập trung ưu tiên những lao động là người nghèo, đối tượng chính sách.

Theo báo cáo của Bộ LĐ-TB và XH, hiện nay Việt Nam có khoảng 500.000 lao động làm việc tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mỗi năm, người lao động gửi về nước khoảng 1,6 tỷ đến 2 tỷ USD. Riêng năm 2011, cả nước đã đưa được hơn 88.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt chỉ tiêu đề ra. Trong năm 2012, mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuat khau lao dong. Tuy nhiên, mục tiêu mà các cơ quan chức năng đề ra vẫn là, cố gắng phấn đấu đưa 100.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Để thực hiện được mục tiêu này, trước hết chúng ta cần củng cố các thị trường truyền thống như Đài Loan, Ma-lai-xi-a, Hàn Quốc, Nhật Bản… (thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc vốn hấp dẫn bởi thu nhập khá cao, nhưng nhu cầu lại có hạn). Được biết, thị trường Nhật Bản gần như không có đột phá gì khi năm nào cũng chỉ tiếp nhận khoảng 4000 lao động. Trong khi đó, thị trường Hàn Quốc ngày càng có những quy định nghiêm ngặt hơn về tay nghề, về khả năng nghe nói tiếng Hàn… Vì thế, chúng ta cần đào tạo tay nghề tốt cho lao động trước khi sang làm việc tại những nước này.  Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh khai thác các thị trường mới. Ví dụ, sau khi các nước Trung Đông ổn định, chúng ta tiếp tục khai thác thị trường đầy tiềm năng này. Ngoài ra, cần đặc biệt quan tâm tới việc nâng cao chất lượng lao động, nhất là lao động làm việc tại các nước có yêu cầu cao.

Đối với những lao động bị mất việc làm, phải về nước trước thời hạn do doanh nghiệp phá sản, Bộ LĐ-TB và XH sẽ tìm cách để những người lao động này có việc làm ở nơi khác hoặc hỗ trợ họ nếu chưa thể tìm việc làm. Đến tháng 11-2011, cả nước có khoảng 76.317 doanh nghiệp bị thu hồi chứng nhận đăng ký, chiếm khoảng 12,6%. Tuy nhiên, trong số chưa phải thu hồi cũng có một số doanh nghiệp gặp khó khăn, có thể tạm ngừng hoạt động, do vậy cũng sẽ có tác động xấu tới đời sống người lao động hoặc ảnh hưởng tới việc làm.

Ông Đào Công Hải, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết: “Mặc dù rất nhiều nền kinh tế đang dần phục hồi nhưng nhu cầu tiếp nhận lao động mới vẫn còn hạn chế, nhiều quốc gia vẫn còn áp dụng các chính sách hạn chế nhận lao động nước ngoài để bảo vệ lao động trong nước, thậm chí một số nước vẫn tiếp tục dừng tiếp nhận lao động nước ngoài trong nhiều lĩnh vực. Kinh tế thế giới hiện nay đang phục hồi nhưng vẫn diễn biến khó lường, ảnh hưởng đến công tác dự báo các vụ việc phát sinh, dẫn đến bị động trong việc xử lý giải quyết… Để khắc phục những khó khăn, năm 2012, Cục sẽ thực hiện các giải pháp để khai thác tối đa nhu cầu lao động tại các thị trường đang phục hồi, đặc biệt là đẩy mạnh khai thác nhu cầu lao động trong các lĩnh vực và các nghề trước đây ta chưa quan tâm khai thác do thiếu nguồn lao động như các nghề đòi hỏi trình độ cao, các nghề trong lĩnh vực dịch vụ… Đó là các thị trường truyền thống đã và đang nhận lao động Việt Nam với số lượng lớn như các nước khu vực Trung Đông, Đài Loan, Ma-lai-xi-a, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đồng thời mở các thị trường mới phù hợp với lao động Việt Nam như Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân, Ca-na-đa, cũng như các hợp đồng nhận thời vụ tại các nước châu Âu như Phần Lan, Thụy Điển… Trong đó sẽ ưu tiên những lao động là người nghèo ở các huyện nghèo và các đối tượng chính sách.

Ông Hải nhấn mạnh: “Với nhiều tín hiệu vui từ thị trường lao động các nước, hy vọng tình hình xuat khau lao dong nước ta sẽ khởi sắc trong năm 2012. Chỉ tiêu đặt ra cho năm 2012 là đưa 100.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, nhưng chúng tôi hy vọng là sẽ vượt chỉ tiêu này”.
 

Lao động Việt Nam sẽ khó sang Hàn Quốc

Theo ông Phan Văn Minh, Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH), năm 2012, hạn ngạch phía Hàn Quốc cấp cho lao động Việt Nam sẽ không “vượt khung” như những năm trước, hồ sơ gửi lên mạng để chủ chọn sẽ bị hạn chế nếu Việt Nam chưa giảm được tỉ lệ lao động bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc

Theo ông Phan Văn Minh, Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH), năm 2012, hạn ngạch phía Hàn Quốc cấp cho lao động Việt Nam sẽ không “vượt khung” như những năm trước, hồ sơ gửi lên mạng để chủ chọn sẽ bị hạn chế nếu Việt Nam chưa giảm được tỉ lệ lao động bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc


Năm nay, phía Hàn Quốc thay đổi chính sách tuyển dụng xuat khau lao dong. Nếu như năm 2011, Việt Nam được phân bổ 5.600 chỉ tiêu trong số 48.000 lao động nước ngoài nhưng đến cuối năm, số lao động được chủ Hàn Quốc chọn lên tới gần 13.000 người thì năm nay không còn lợi thế đó nữa. Nguyên nhân là do tỉ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp đã tăng lên 50%, cao hơn mức trung bình của các nước khác (khoảng 23%) nên nhiều chủ Hàn Quốc đã quay sang chọn lao động các nước khác thay vì chọn lao động Việt Nam.
Nếu Việt Nam không giảm được tỉ lệ xuất khẩu lao động cư trú bất hợp pháp xuống còn 27% vào cuối năm nay như đã cam kết, phía Hàn Quốc sẽ hạn chế số lượng hồ sơ giới thiệu lên mạng cho chủ sử dụng Hàn Quốc chọn cũng như chỉ tiêu phân bổ tiếp nhận lao động Việt Nam những năm sau.

Chuyện ít người biết về người Việt duy nhất ở Mauritius

Giữa resort Verana Heritage trên đảo quốc Mauritius bên bờ Ấn Độ Dương có một mảnh vườn xinh xắn đầy rau trái Việt Nam: rau tía tô đỏ, cây ớt xanh, cành húng quế, có cả giàn mướp nho nhỏ.

Giữa resort Verana Heritage trên đảo quốc Mauritius bên bờ Ấn Độ Dương có một mảnh vườn xinh xắn đầy rau trái Việt Nam: rau tía tô đỏ, cây ớt xanh, cành húng quế, có cả giàn mướp nho nhỏ.

 
Chủ nhân khu vườn là đầu bếp Phạm Thông Văn, người Việt duy nhất sống ở thiên đường du lịch này.
Nhờ mảnh vườn, Văn có thể làm một bát phở Việt bán với giá 50 USD. Một thực đơn gồm 3 món: phở, chả giò, chạo tôm, giá trọn gói 120 USD một khách. Tổng giám đốc khu nghỉ dưỡng này là một fan "cuồng" của món ăn Việt, cứ vài tuần lại sang bếp châu Á của Văn để được thưởng thức, dù vừa ăn vừa than thở "phở ngon nhưng mà đắt quá!".
Những lúc như thế, Văn vừa cười vừa lắc đầu: "Mày không thể tìm được ở đâu món ăn ngon như thế này, đúng không?".
Mauritius là hòn đảo nằm ở Đông Phi, cách Madagasca 900 km, trước đây là thuộc địa của Hà Lan, Pháp rồi Anh, hiện trở thành quốc đảo độc lập. Cái tên Mauritius gắn liền với những đồn điền mía trải dài, rặng san hô lớn thứ 3 thế giới bao quanh hòn đảo chặn các con sóng cách bờ 2 km tạo nên bãi biển phẳng lặng đẹp tuyệt.
Lịch sử đảo quốc suốt năm tháng thuộc địa cũng nổi tiếng với cuộc sống nô lệ. Thủ đô Port Louis chính là bến cảng trước đây các thương thuyền chở nô lệ từ khắp thế giới cập bến để tiếp nguyên liệu và buôn bán nô lệ. Vách núi cùng với đài tưởng niệm nô lệ ở phía Tây đảo quốc, ngày nay được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới bởi đã chứng kiến cảnh nhiều người nô lệ leo lên vách núi nhảy xuống vực quyên sinh.
Hòn đảo ngày nay được mệnh danh là thiên đường du lịch với đa sắc tộc, từ Âu, Phi đến cộng đồng hơn 20.000 người Hoa, song bạn không thể tìm được một cư dân Việt Nam nào. Người Mauritius cũng chưa hề nghe đến cái tên Việt Nam cũng như định vị đất nước hình chữ S trên bản đồ thế giới. Cho đến giữa năm 2011, có một đầu bếp Việt khăn gói sang lập nghiệp ở Heritage resort.
Phạm Thông Văn sinh năm 1982, khởi nghiệp từ năm 15 tuổi bằng cách đi phụ bếp. Chàng trai năm nay 30 tuổi nói rằng "tức lắm, người Việt Nam mình giỏi mà sao cứ phải đi làm công cho nước ngoài mãi".
Với cách nghĩ này, Văn học và lớn dần, từ phụ bếp trở thành đầu bếp rồi bếp trưởng cho các khách sạn ở TP HCM, sau đó xuất ngoại để làm cho các khách sạn lớn trên thế giới. Thấm thoắt đã 12 năm anh sống xa xứ, từng kinh qua vị trí bếp trưởng châu Á ở các khách sạn tại Dubai, Arab Saudi, các nước vùng Caribe.
"Tôi tự đặt ra một quy định là chỉ làm việc ở mỗi nơi 2 năm, sau đó đến nơi khác để có điều kiện học hỏi nhiều hơn", Văn tâm sự. Anh kể đã phải chia tay mối tình ở Caribe suýt tiến tới hôn nhân để có thể đến Dubai làm việc vì "không muốn trói buộc đời mình".
Với Mauritius, anh nói: "Đây là một đảo quốc rất xa lạ với người Việt Nam dù ở gần đảo Réunion nơi lưu đày nhiều vị vua triều Nguyễn".
Để được sống ở vùng đất lạ này, Văn tự ứng cử vào vị trí bếp trưởng châu Á của Heritage resort và qua nhiều vòng sơ tuyển online đã giành được công việc với mức lương 3.700 euro mỗi tháng.
Fabien Lefébure, giám đốc truyền thông khu nghỉ dưỡng - golf Heritage kể: "Chúng tôi phải sang tận Việt Nam để mời Văn".
Nhiều năm không dùng tiếng Việt, Văn gần như "cứng" khi nói lại tiếng mẹ đẻ. Song món ăn Việt thì anh không thể quên mà còn sáng tạo ra nhiều cách biến tấu món Việt bằng nguyên liệu Tây. Ví dụ để làm chả giò (nem), không có bột gạo làm rế cuốn, anh dùng bột khoai mì (sắn). Không có nước mắm, Văn băm nhỏ tỏi ớt sốt dầu để làm nước chấm. Khách Tây ăn chả giò liên tục xin món nước chấm đặc biệt này.
Hành trang người đầu bếp mang theo khi xa Việt Nam là những loại hạt ớt, mướp, rau mùi các loại. Anh gieo hạt trên một góc vườn bên cạnh nhà hàng, ngay trên bãi biển Ấn Độ Dương. Rau xanh từ đó phát triển tươi tốt thành một mảnh vườn bình dị như ở giữa thôn quê Việt Nam.
"Tôi tự hào đã gieo hạt giống Việt Nam ở Mauritius, cho người nước ngoài hiểu được người Việt giỏi đến mức nào, món Việt ngon ra sao", bếp trưởng Văn nói.
Anh định tháng 9 năm nay hết hợp đồng tại Mauritius sẽ khăn gói sang Mỹ làm việc cho một nhà hàng casino. "Sau đó tôi sẽ về Việt Nam mở một nhà hàng thật to. Trong nhà hàng có cả trường dạy nấu ăn để giúp giới trẻ trong nước học cách làm món ăn Việt theo tiêu chuẩn cao cấp của châu Âu".

Hướng xuất khẩu lao động giai đoạn 2011 - 2015

Giai đoạn từ năm 2006 - 2010 còn khá khiêm tốn về xuất khẩu lao động. Trong giai đoạn mới, giai đoạn 2011 – 2015 xuất khẩu lao động sẽ được đẩy mạnh theo hướng chuyển đổi thị trường, đưa lao động sang các nước có thu nhập cao. Chỉ tiêu đạt thấp
“Đề án xuat khau lao dong từ 2006 -2010” khi triển khai thực hiện đã gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, chặng đường đã qua có thể được xem là quãng thời gian thử nghiệm, làm bước đệm để công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ)của tỉnh bước vào giai đoạn mới thuận lợi hơn.
Đổi hướng xuất khẩu lao động
Từ khi thực hiện việc XKLĐ đến nay, thị trường truyền thống của tỉnh tập trung vào các nước Đài Loan, Malaysia, Macao, Qatar, Ả Rập Xê-út. Hầu hết lao động làm việc ở các nước này có mức thu nhập không cao, dao động từ 4 - 7 triệu đồng/người/tháng. Gần đây Trung tâm Giới thiệu việc làm đã liên kết, giới thiệu cho lao động đi làm việc ở thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản có thu nhập cao, khoảng từ 12 - 19 triệu đồng/người/tháng. Ông Trần Hữu Trung - Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh cho biết: “Xu thế của tỉnh trong việc XKLĐ thời gian đến chính là tập trung vào những thị trường có thu nhập cao, hạn chế lao động đến thị trường có thu nhập thấp nhằm nâng cao chất lượng và giá trị lao động. Khi đào tạo nghề cho người lao động đi xuất khẩu, sẽ kết hợp với tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động khi họ về nước”. Trong 5 năm tới, tỉnh phấn đấu xuất khẩu 4.000 lao động, trong đó mỗi năm đưa ít nhất 200 lao động đã qua đào tạo nghề thuộc các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài để góp phần vào mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững. 80% trong số ấy sẽ sang làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, mở rộng thị trường sang Liên bang Nga, UEA, Singapore, Canada, Mỹ. Ngành nghề đào tạo cho người lao động sẽ được chú trọng ở những nhóm nghề có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao như may thời trang, cơ khí, điện - điện tử, công nghệ ô tô...

Đào tạo osin ở Philippin

Tại Philippines, đào tạo người giúp việc nhà là một ngành học. Người học nghề được dạy những kỹ năng như nấu ăn, chuẩn bị bữa ăn, dọn phòng, giặt - ủi quần áo, lau chùi nhà tắm, chăm sóc trẻ sơ sinh, người cao tuổi... Cuối tháng 9, chúng tôi đến Trung tâm đào tạo người giúp việc thuộc Trường cao đẳng Emilio Aguinaldo ở thủ đô Manila, Philippines. Đây là một trong những cơ sở đào tạo được cấp phép bởi Cơ quan Giáo dục và phát triển kỹ năng (TESDA) của Philippines. Tại Philippines, đào tạo người giúp việc nhà là một ngành học. Người học nghề được dạy những kỹ năng như nấu ăn, chuẩn bị bữa ăn, dọn phòng, giặt - ủi quần áo, lau chùi nhà tắm, chăm sóc trẻ sơ sinh, người cao tuổi...

Cuối tháng 9, chúng tôi đến Trung tâm đào tạo người giúp việc thuộc Trường cao đẳng Emilio Aguinaldo ở thủ đô Manila, Philippines. Đây là một trong những cơ sở đào tạo được cấp phép bởi Cơ quan Giáo dục và phát triển kỹ năng (TESDA) của Philippines.

Đưa nhà bếp vào... lớp học

Bà Gonzala Celicia - phụ trách chương trình đào tạo người giúp việc - dẫn chúng tôi đi tham quan lớp học. Các phòng học được thiết kế như phòng trong một căn nhà với đầy đủ vật dụng, thiết bị cho học viên thực hành như: phòng bếp, phòng tắm, phòng chăm sóc người cao tuổi, phòng đồ chơi của trẻ em, phòng ngủ, phòng khách...

Lúc này, dù giờ học bắt đầu lúc 17g (theo giờ địa phương) nhưng trước đó 30 phút, học viên Weslys (20 tuổi, ở Pasay, Manila) đã đến lớp. Weslys có hai con gái, chồng cô hiện đang đi xuất khẩu lao động ở Nhật. “Trước đây, tôi chỉ làm nội trợ và chăm sóc con - Weslys nói - Tôi học ở đây đã bốn tháng và dự định tháng 2-2012 sẽ đi giúp việc cho một gia đình tại London, Anh”.

Weslys đưa chúng tôi đến nhà bếp. Tại đây, các vật dụng làm bếp như xoong, chảo, lò vi sóng, các loại gạo, bột, gia vị, tương ớt, nước chấm... được ghi chú bên ngoài bằng tiếng Anh. Cạnh đó là một bàn ăn sang trọng để học viên học cách trang trí. “Tôi học nấu các món ăn của Ý, Nhật, Trung Quốc, Mexico...” - Weslys vừa nói vừa gấp những khăn ăn tinh tươm trên bàn.

Kế bên tại phòng chăm sóc người cao tuổi, bà Yvette, 47 tuổi, một học viên, đang đọc giáo trình bằng tiếng Anh. Bà có ba người con, trước đây chỉ làm nội trợ nhưng giờ cũng đến trường để có thể tìm một công việc giúp chồng nuôi ba người con. Vừa đọc tài liệu bà vừa thực hành đo huyết áp, xoa bóp, hỗ trợ người cao tuổi đi lại với một “người bệnh” bằng nhựa nằm trên giường. “Tôi dự định sẽ tìm một công việc ở Mỹ. Việc học cũng giúp tôi chăm sóc tốt cho gia đình mình” - bà Yvette nói bằng tiếng Anh rõ ràng, rành mạch.

17g, ông Rommel - giáo viên tiếng Anh - vào lớp. Khoảng 40 học viên nam nữ, độ tuổi 20-50 tỏa đi các phòng thực hành dưới sự hướng dẫn của giảng viên. “Mỗi tuần tôi dạy 30 giờ ở đây. Do học viên nhiều độ tuổi, nhiều trình độ nên tôi phải hỗ trợ từng học viên để họ nâng cao kỹ năng tiếng Anh của mình” - ông cho hay.

Chuyên nghiệp

Theo bà Gonzala, mỗi khóa đào tạo tại trung tâm kéo dài trong sáu tháng với học phí khoảng 23.000 peso/học viên (tương đương 11,5 triệu đồng). Trong quá trình học, học viên sẽ được trang bị những kỹ năng như: tiếng Anh, chăm sóc sức khỏe căn bản, chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ em, chăm sóc người cao tuổi, dọn dẹp buồng phòng, dinh dưỡng căn bản, sức khỏe và bảo vệ môi trường, sơ cấp cứu căn bản, ứng phó với trường hợp khẩn cấp, đa dạng văn hóa, giá trị đạo đức và phát triển cá nhân, thực tập 200 giờ tại khách sạn và bệnh viện theo các tiêu chuẩn của TESDA đưa ra.

“Mục đích của chúng tôi là đào tạo nên những người giúp việc có kỹ năng chuyên nghiệp cùng đạo đức, kỷ luật tốt. Sau khi học xong, học viên sẽ trải qua một kỳ thi kiểm tra năng lực do TESDA tổ chức và chứng nhận. Do làm việc tại nhiều nơi trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh, Mỹ, Canada... học viên cũng được trang bị về văn hóa của nước đó khi đến làm việc” - bà Gonzala nói.

Còn TS Valentino G.Baac - phó hiệu trưởng nhà trường - cho biết: “Chúng tôi mở trung tâm đào tạo từ năm 2004. Từ đó đến nay, mỗi năm trung tâm đào tạo khoảng 1.200 học viên. Một số người Mỹ, Canada, Trung Quốc... cũng đến đây học nghề giúp việc nhà”.

Theo thông tin từ TESDA, hiện có 60 cơ sở đào tạo nghề này tại các trường nghề, cao đẳng, đại học tại Philippines được cơ quan này công nhận đủ tiêu chuẩn.

Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Philippines, đến năm 2010 có 9,4 triệu lao động Philippines sống và làm việc ở nước ngoài. Trong đó ở Việt Nam có 5.100 người. Có khoảng 1 triệu người Philippines giúp việc nhà, chăm sóc người bệnh, người cao tuổi, trẻ em... ở nước ngoài. Do lợi thế về tiếng Anh, được đào tạo bài bản về kỹ năng, kỷ luật và công việc nên người giúp việc Philippines hiện được nhiều quốc gia như Mỹ, Anh, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc... ưa chuộng.


Tham khảo thêm: xuat khau lao dong, xuất khẩu lao động

Đọc sách thuê nghề hót của giới trẻ



Ngoài những việc làm thêm như gia sư, trông trẻ, giúp việc theo giờ... giới trẻ hiện nay rất thích thú với công việc đọc sách cho người già. Hồng Minh nhận đọc sách thuê cho người già để có thêm kinh nghiệm sống Ngoài những việc làm thêm như gia sư, trông trẻ, giúp việc theo giờ... giới trẻ hiện nay rất thích thú với công việc đọc sách cho người già.

Hồng Minh nhận đọc sách thuê cho người già để có thêm kinh nghiệm sống


Đọc sách...trong bệnh viện

Hồng Minh (sinh viên trường Đại học Hà Nội) - người có thâm niên hai năm đọc sách cho người già - cho biết: "Em đến với nghề này rất tình cờ, một bác hàng xóm làm ở ngân hàng, vợ làm ở ngành dầu khí, hai anh con trai đi du học nên mẹ già chủ yếu ở nhà một mình. Một lần bác ấy bảo em, nếu có thời gian rảnh rỗi thì sang đọc sách, trò chuyện cho bà nên em nhận lời. Công viện này cũng nhẹ nhàng, chỉ khi nào rảnh rỗi thì đọc sách cho người già nghe…".

Nghề đọc sách "đặc biệt" ở chỗ, giúp cho cả người nghe lẫn người đọc có nhiều kiến thức. Nhiều bạn trẻ chia sẻ, người già là những người giàu kinh nghiệm sống nên khi đọc sách cho họ, người đọc còn được giải thích cặn kẽ những vấn đề xã hội chưa hiểu.

Có bạn đã bật mí rằng, nhờ nghề đọc sách cho người già mà họ đã thuộc cả những tác phẩm vĩ đại như "Truyện Kiều" (Nguyễn Du) hay hiểu được ý nghĩa cuộc sống hơn nhờ những giải thích sâu sắc của "khách hàng đặc biệt" của mình.

Không chỉ đến tận nhà đọc sách, nói chuyện cho những người cao tuổi, nhiều bạn trẻ hiện nay còn nhận lời đọc sách cho người già trong… bệnh viện. Bởi nhiều người cao tuổi bị bệnh, phải vào bệnh viện chăm sóc, nhưng nhu cầu giao lưu với xã hội cũng rất lớn, việc làm này đã giúp nhiều người cao tuổi sống có ý nghĩa hơn. Nhiều người già lấy lại sự lạc quan nhờ những câu chuyện, những giờ đọc sách tích cực mà các bạn trẻ đem lại.

Trần Mai Linh (ngõ 135, Giải Phóng, Hà Nội) cho biết: "Nghề đọc sách cho người già hoặc người bệnh không có khả năng đi lại đang là công việc part-time được sinh viên ở các thành phố lớn yêu thích. Giá cho một giờ làm là 50.000 đồng, công việc kéo dài bao lâu tùy thuộc vào… người nghe. Việc này rất thú vị vì mình đọc được nhiều sách, tích lũy thêm kiến thức. Ngoài việc đọc sách được trả tiền, nếu may mắn mình còn có một người bạn để chia sẻ niềm yêu thích sách".

Mai Linh cho biết thêm, nếu đọc sách trong bệnh viện mà ở những phòng bệnh chăm sóc đặc biệt thì "thù lao" còn cao hơn, nếu chịu khó có ngày cô cũng kiếm được vài trăm ngàn đồng. Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi cả người đọc và người nghe phải kiên trì và hiểu ý. Nhiều "gia chủ" cũng tìm những bạn trẻ có thể đọc được ngoại ngữ như tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Anh để đọc sách nước ngoài cho người cao tuổi có trình độ. Đây là yêu cầu khắt khe mà không phải ai cũng đáp ứng được.

Tuyển giọng... Hà Nội chuẩn

Nhiều bạn trẻ năng động hiện nay còn thành lập cả công ty, nhóm đọc sách cho người già. Thời gian và nhân lực được phân bổ đều, các bạn chỉ làm việc vào những lúc rảnh rỗi, không phải lên lớp và vào ngày nghỉ. Yêu cầu cơ bản là phải kiên trì, yêu nghề đọc sách.

Nhiều thông tin đăng trên mạng, với những đoạn "quảng cáo" rất ấn tượng: "Nhằm giúp cho những người già và những người khiếm thị,... có thể cập nhật được thông tin hằng ngày, hòa nhập với cuộc sống năng động hiện nay mà không thể tự mình cập nhật được thông tin do một vài lý do nào đó, Cty MP chúng tôi ra đời nhằm phục vụ nhu cầu đó của khách hàng. Cty MP có đội ngũ nhân viên chuyên đọc sách cho người già, người khuyết tật..., với đội ngũ trẻ năng động, hòa đồng, vui vẻ sẽ giúp cho các khách hàng cảm thấy gần gũi khi tiếp xúc hơn…".

Hồng Minh cho biết thêm, ngoài những thú vụ trong nghề thì đôi khi họ cũng gặp phải những khách hàng rất khó tính. Có người muốn nghe cả ngày mà mình không đủ sức đọc dù họ trả rất nhiều tiền. Ngược lại, cũng có lần mình méo mặt khi phải đạp xe rất xa, hay chen lấn trên các tuyến xe buýt đông đúc nhưng chỉ đọc được 30 phút thì bị đuổi về.

Nhiều người đăng thông tin tìm người đọc truyện cho bố mẹ già nhưng khi có người đến "ứng tuyển" thì bắt test (kiểm tra) giọng nói. Nếu không phải là giọng Hà Nội thì họ sẽ tìm nguyên nhân khác để không nhận người đọc. Thậm chí, có người bắt sinh viên đọc cho nghe cả quyển truyện, mất cả buổi chiều nhưng đến khi ra về lại nhận được câu xanh rờn: "Đọc cũng được, nhưng kỹ năng giao tiếp kém quá!. Đọc cả quyển truyện mà không cười lấy được một lần nên không thuê nữa!?".

Lần khác, Hồng Minh đến đọc sách cho một giáo sư chuyên ngành sinh học đã nghỉ hưu ở đường Nguyễn An Ninh (Hà Nội). Đây lại đúng là chuyên ngành cô theo học nên Minh rất hào hứng, hai bác cháu vừa đọc sách, vừa tranh luận chuyên môn khiến cho buổi đọc sách rất sôi nổi. Không những thế, giáo sư còn cho cô mượn rất nhiều tài liệu quý để về làm luận văn.

Cô tâm sự: "Nghề nào cũng đáng quý, điều quan trọng là mình đã dùng chính kiến thức của mình để phục vụ những người già neo đơn, đọc sách tuy là nghề "phụ" của mình nhưng nó lại lại đem lại cho mình những kinh nghiệm quý báu về kiến thức và giao tiếp".

Tham khảo thêm: xuat khau lao dong, xuất khẩu lao động