Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014

TIẾN ĐỘ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG QUỐC LỘ 1QUA QUẢNG BÌNH ĐANG ĐƯỢC ĐẨY NHANH

Nếu bạn cần san lấp mặt bằng tại đồng nai hãy liên hệ ngay với chúng tôi Công ty san lấp mặt bằng V&V uy tín và chất lượng hàng đầu Việt Nam.

Tiến độ giải phóng mặt bằng quốc lộ 1qua Quảng Bình đang được đẩy nhanh
Ngày 26/3, Ban Chỉ đạo công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB), tái định cư các dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Quảng Bình đã tổ chức cuộc họp nhằm đánh giá tình hình và bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện trong thời gian tới. Đồng chí Nguyễn Xuân Quang, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình chủ trì cuộc họp.
Dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Quảng Bình có tổng chiều dài 143,7km, với 6.147 hộ và tổ chức bị ảnh hưởng; trong đó huyện Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn có 2.302 hộ, huyện Bố Trạch 2.065 hộ, thành phố Đồng Hới 272 hộ, huyện Quảng Ninh 540 hộ và huyện Lệ Thủy 969 hộ. Theo đó, số hộ dân bị ảnh hưởng phải tái định cư có 124 hộ, trong đó tái định cư phân tán 96 hộ và tái định cư tập trung 28 hộ.
Theo số liệu đến ngày 26/3, toàn Tỉnh có 5.944/6.148 hộ bị ảnh hưởng dự án đã được kê khai kiểm điếm, đạt 97%; số hộ đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ là 4.124/6.148 hộ, đạt 67%. Tổng số diện tích đã bàn giao cho đơn vị thi công là 119/143,7km, đạt 83%; trong đó có 116km mặt bằng sạch. Về nguồn kinh phí, đến nay Dự án đã giải ngân vốn giải phóng mặt bằng đạt 341/523 tỷ đồng được bố trí, đạt 65%. Dự án đã phê duyệt phương án tái định cư tập trung cho 19/28 hộ, đang san lấp mặt bằng và xây dựng hạ tầng khu tái định cư tại xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch và đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và thu đất khu tái định cư tại khu vực thôn Tây, xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh.
Thời gian qua, các chủ sở hữu công trình hạ tầng kỹ thuật bị ảnh hưởng dự án đã tích cực phối hợp với các chủ đầu tư, đơn vị giải phóng mặt bằng và đơn vị thi công để tổ chức thực hiện di dời cơ sở hạ tầng ra khỏi phạm vi thi công của dự án và cam kết tuyệt đối không gây ảnh hưởng đến tiến độ thi công toàn công trình.
Hiện tại, Dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua Tỉnh còn gặp một số khó khăn, vướng mắc như: nhiều hộ dân tiếp tục đề nghị hỗ trợ diện tích đất đắp trong hành lang, sân, đường vào nhà; công tác trích đo sai diện tích, tranh chấp ranh giới và điều chỉnh hồ sơ trích đo còn chậm nên ảnh hưởng đến quá trình kiểm đếm và duyệt phương án bồi thường; một số gia đình có diện tích nhà ở, công trình nằm toàn bộ trong hành lang bảo vệ công trình hoặc nằm một phần trong hành lang bảo vệ công trình sau khi bị thu hồi diện tích đất để giải phóng mặt bằng thì phần diện tích còn lại không đủ điều kiện để xây dựng mới công trình nên chưa đồng ý nhận tiền và ký hồ sơ giải phóng mặt bằng mà đề nghị được bồi thường...
Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận và đề xuất nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ và xử lý dứt điểm những vướng mắc còn tồn tại trong công tác bồi thường, san lấp mặt bằng Dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn qua địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Kết luận tại cuộc họp, đồng chí Nguyễn Xuân Quang, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình ghi nhận các ngành, địa phương đã rất nỗ lực và huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhằm bảo đảm tiến độ giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1 thời gian qua. Tuy nhiên, đối chiếu với mục tiêu vào cuối tháng 3 phải bàn giao xong mặt bằng cho đơn vị thi công Dự án thì hiện tại khối lượng công việc vẫn còn nhiều, rất cần sự tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn của các ngành, địa phương.
Theo đó, trong thời gian tới, các ngành, địa phương phải tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền và vận động người dân nằm trong vùng giải tỏa, đồng thời phân loại đối tượng để tổ chức đối thoại một cách hiệu quả. Các ngành, địa phương khẩn trương hoàn thành phương án bồi thường và chi trả tiền đền bù cho các hộ dân còn lại, xong đến đâu thì bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công đến đó.
Sau khi hoàn tất các quy trình về giải phóng mặt bằng thì phải lập phương án để bảo vệ thi công, tuyệt đối không để xảy ra mất an ninh trật tự và điểm nóng. Các đơn vị có công trình cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng Dự án phải hoàn thành công tác di dời vào đầu tháng 4/2014. Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu tái định cư tập trung, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với các địa phương để xử lý dứt điểm những vướng mắc còn tồn tại ở cơ sở. Riêng đối với việc hỗ trợ đất đắp trong hành lang, sân, đường vào nhà, trên cơ sở kết quả cuộc họp này, giao Sở Tài nguyên và Môi trường dự thảo văn bản về phương án hỗ trợ hợp lý, sát đúng với tình hình thực tế để trình UBND Tỉnh quyết định.

GÓI 30 NGHÌN TỶ CHO VAY VẪN CHỈ LÀ TRONG MƠ

Dự án đầu tư khu nhà ở xã hội đang trong giai đoạn san lấp mặt bằng tại đồng nai, song phải ngưng thi công do thiếu vốn. Công ty đang trông đợi vay nguồn vốn lãi suất thấp từ gói 30 ngàn tỷ đồng để đầu tư tiếp.

Gói 30 nghìn tỷ cho vay vẫn chỉ là trong mơ
Tại Đồng Nai, nhiều doanh nghiệp đã xin điều chỉnh dự án xây dựng nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội để vay nguồn vốn hỗ trợ lãi suất 30 ngàn tỷ đồng từ Chính phủ. Tuy nhiên, rất ít doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn, dù mới đây Thủ tướng đã chỉ đạo tìm cách đẩy nhanh gói hỗ trợ tín dụng này.
Mới đây, nhiều doanh nghiệp đã kiến nghị lên UBND tỉnh, đề nghị được vay gói hỗ trợ 30 ngàn tỷ đồng để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà ở xã hội. Dù các ngân hàng đang “thừa tiền”, song thực tế vẫn khó giải ngân.
* Ngưng xây dựng vì thiếu vốn
Có nhiều dự án xây dựng nhà ở xã hội mới khởi công hoặc đang xây dựng dở dang, đành phải ngưng vì thiếu vốn đầu tư tiếp, như: Dự án nhà ở xã hội tại phường Bửu Hòa của Công ty TNHH Minh Luận, dự án nhà ở cho người thu nhập thấp ở phường Tam Hòa (TP.Biên Hòa) thuộc Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị Sơn An, dự án nhà ở xã hội xã An Viễn (huyện Trảng Bom) của Công ty cổ phần Toàn Cầu Long Mai, dự án nhà ở xã hội tại xã Long Giao (huyện Cẩm Mỹ) của Công ty TNHH Á Châu...
Ông Nguyễn Khắc Sơn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị Sơn An, cho hay: “Công ty đang xây dựng 408 căn nhà ở xã hội, nhưng mới xây được đến tầng 3 phải ngưng vì không vay được vốn hỗ trợ”. Khu nhà ở có thiết kế cao 23 tầng, nhưng đến nay mới làm được 3 tầng, phải bỏ dở dang chưa biết khi nào mới hoàn thành. Tương tự, Giám đốc Công ty TNHH Minh Luận Nguyễn Kim Chi nói: “Hiện công ty đang đầu tư khu nhà ở xã hội tại phường Bửu Hòa với quy mô 500 căn hộ, tổng vốn đầu tư là 229 tỷ đồng. Dự án đang trong giai đoạn san lấp mặt bằng tại đồng nai, song phải ngưng thi công do thiếu vốn. Công ty đang trông đợi vay nguồn vốn lãi suất thấp từ gói 30 ngàn tỷ đồng để đầu tư tiếp”.
Tại buổi làm việc gần đây với các chủ dự án nhà ở xã hội, ngân hàng và một số sở ngành liên quan, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh đã yêu cầu các chủ đầu tư phải tính toán lại giá nhà ở xã hội cho phù hợp để những gia đình có thu nhập thấp có thể mua được nhà.
Một số dự án khác tại Đồng Nai cũng đang dở dang không thể triển khai tiếp vì thiếu vốn. Hầu hết các doanh nghiệp đều đề xuất cho thế chấp căn hộ trong tương lai để vay vốn.
* “Thừa tiền”vẫn khó vay
Hiện nay, nguồn vốn cho vay tại các ngân hàng khá dồi dào, song các doanh nghiệp xây nhà ở xã hội khó tiếp cận được nguồn vốn này vì đa số không đáp ứng được yêu cầu đề ra.
Ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Đồng Nai, cho biết: “Các doanh nghiệp có dự án xây dựng nhà ở xã hội chưa tiếp cận được nguồn vốn là do chưa đáp ứng đủ các tiêu chí, như: vốn đối ứng không đủ, doanh nghiệp đang có nợ xấu, năng lực thấp”.
Cũng theo ông Tuấn, các ngân hàng dư vốn, phải đi tìm khách hàng cho vay, nhưng không dám “vượt rào” cho các doanh nghiệp vay đầu tư nhà ở xã hội, một phần do các dự án này không khả thi. Một trong những nguyên nhân là giá cho nhà ở xã hội còn quá cao, dù có cho vay vốn để xây dựng xong cũng rất khó bán. Cụ thể, giá bán nhà ở xã hội Công ty cổ phần đầu tư phát triển đô thị Sơn An đưa ra gần 10 triệu đồng/m2, như vậy giá bán có thể lên đến 500-600 triệu đồng/căn (tùy theo diện tích). So với mặt bằng chung của TP.Biên Hòa, mức giá này tương đối cao, rất ít người thu nhập thấp có thể mua nổi. Còn nếu có gần đủ số tiền trên, người dân sẽ không chọn mua nhà ở xã hội.
Chị Lê Thị Hà, hiện đang trọ tại KP.10, phường Tân Phong (TP. Biên Hòa) chia sẻ: “Nếu có chừng 300-350 triệu đồng, tôi sẽ vay thêm tiền mua đất làm nhà chứ không mua nhà ở xã hội”.
Với giá nhà ở xã hội cao như hiện nay, dù các dự án này có hoàn thành cũng rất khó tìm được người mua. Điều này được thể hiện qua thực tế là có rất ít người đăng ký mua nhà ở xã hội. Đơn cử như khu chung cư tại xã Hóa An (TP.Biên Hòa) là nhà ở thương mại, nằm mặt tiền đường Nguyễn Ái Quốc, gần chợ, trường học, cách trung tâm TP.Biên Hòa chỉ gần 3km, giá từ 300-400 triệu đồng/căn vẫn rất khó bán. Rõ ràng, các doanh nghiệp khi tham gia các dự án nhà ở xã hội hay nhà ở thu nhập thấp, sẽ phải đau đầu hơn với việc tính toán lại hiệu quả đầu tư, cho ra một mức giá phù hợp để dự án hiệu quả hơn.

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Khớp nối kim loại HJ-2

Khớp nối kim loại - khop noi kim loai HJ – 2

Dùng cho ống đường kính 27- 28mm
Chất liệu: Thép
Màu sắc: Mạ kẽm hoặc sơn tĩnh điện
Khớp nối kim loại HJ-2

Khớp nối kim loại HJ-1

Khớp nối kim loại - khop noi kim loai HJ – 1

Dùng cho ống đường kính 27- 28mm
Chất liệu: Thép
Màu sắc: Mạ kẽm hoặc sơn tĩnh điện
Khớp nối kim loại HJ-1