Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Hướng xuất khẩu lao động giai đoạn 2011 - 2015

Giai đoạn từ năm 2006 - 2010 còn khá khiêm tốn về xuất khẩu lao động. Trong giai đoạn mới, giai đoạn 2011 – 2015 xuất khẩu lao động sẽ được đẩy mạnh theo hướng chuyển đổi thị trường, đưa lao động sang các nước có thu nhập cao. Chỉ tiêu đạt thấp
“Đề án xuat khau lao dong từ 2006 -2010” khi triển khai thực hiện đã gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, chặng đường đã qua có thể được xem là quãng thời gian thử nghiệm, làm bước đệm để công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ)của tỉnh bước vào giai đoạn mới thuận lợi hơn.
Đổi hướng xuất khẩu lao động
Từ khi thực hiện việc XKLĐ đến nay, thị trường truyền thống của tỉnh tập trung vào các nước Đài Loan, Malaysia, Macao, Qatar, Ả Rập Xê-út. Hầu hết lao động làm việc ở các nước này có mức thu nhập không cao, dao động từ 4 - 7 triệu đồng/người/tháng. Gần đây Trung tâm Giới thiệu việc làm đã liên kết, giới thiệu cho lao động đi làm việc ở thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản có thu nhập cao, khoảng từ 12 - 19 triệu đồng/người/tháng. Ông Trần Hữu Trung - Giám đốc Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh cho biết: “Xu thế của tỉnh trong việc XKLĐ thời gian đến chính là tập trung vào những thị trường có thu nhập cao, hạn chế lao động đến thị trường có thu nhập thấp nhằm nâng cao chất lượng và giá trị lao động. Khi đào tạo nghề cho người lao động đi xuất khẩu, sẽ kết hợp với tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động khi họ về nước”. Trong 5 năm tới, tỉnh phấn đấu xuất khẩu 4.000 lao động, trong đó mỗi năm đưa ít nhất 200 lao động đã qua đào tạo nghề thuộc các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài để góp phần vào mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững. 80% trong số ấy sẽ sang làm việc tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, mở rộng thị trường sang Liên bang Nga, UEA, Singapore, Canada, Mỹ. Ngành nghề đào tạo cho người lao động sẽ được chú trọng ở những nhóm nghề có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao như may thời trang, cơ khí, điện - điện tử, công nghệ ô tô...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét