Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Lương cao nhưng vẫn không có người làm

Điều kiện tuyển dụng quá khắt khe nên vẫn ít người đăng ký sang Nhật Bản làm điều dưỡng, hộ lý dù có cơ hội làm việc lâu dài, thu nhập cao. Điều kiện tuyển quá khó! Tại hội thảo giới thiệu chương trình đưa điều dưỡng, hộ lý sang Nhật Bản làm việc, tổ chức ngày 13.9 tại TPHCM, ông Lê Văn Thanh - Cục phó Cục Quản lý lao động ngoài nước (Dolab), thông báo lùi thời hạn đăng ký tham gia chương trình đến ngày 30.9. Nguyên nhân do số lượng ứng viên đăng ký sang Nhật không đủ chỉ tiêu đề ra.

Điều kiện tuyển dụng quá khắt khe nên vẫn ít người đăng ký sang Nhật Bản làm điều dưỡng, hộ lý dù có cơ hội làm việc lâu dài, thu nhập cao.

Điều kiện tuyển quá khó!
Tại hội thảo giới thiệu chương trình đưa điều dưỡng, hộ lý sang Nhật Bản làm việc, tổ chức ngày 13.9 tại TPHCM, ông Lê Văn Thanh - Cục phó Cục Quản lý lao động ngoài nước (Dolab), thông báo lùi thời hạn đăng ký tham gia chương trình đến ngày 30.9. Nguyên nhân do số lượng ứng viên đăng ký sang Nhật không đủ chỉ tiêu đề ra.
Trên cơ sở Hiệp định Liên kết kinh tế Nhật Bản - Việt Nam (EPA) ký kết năm 2008, bình quân mỗi năm Việt Nam sẽ đưa 500 điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản. Riêng năm 2012, chỉ tiêu là 150 ứng viên. Dự báo sẽ có đông người tham gia, Bộ LĐTBXH chốt thời hạn đăng ký vào ngày 15.9. Tuy nhiên, đến ngày 13.9, cơ quan được giao thực hiện chương trình là Dolab chỉ mới tiếp nhận khoảng 80 hồ sơ.
Điều kiện tuyển dụng quá khắt khe, khiến nhiều người dù muốn sang Nhật để có thu nhập cao, có cơ hội ở lại làm việc lâu dài nhưng không đủ điều kiện dự tuyển. Cụ thể, ứng viên dự tuyển làm hộ lý phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học chuyên ngành điều dưỡng. Đối với ứng viên điều dưỡng, ngoài bằng cấp như trên cần có chứng chỉ hành nghề điều dưỡng, có kinh nghiệm từ 2 năm trở lên.
Ông Trần Văn Thạnh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV dịch vụ xuat khau lao dong và chuyên gia Suleco - đơn vị được Sở LĐTBXH TPHCM giao nhiệm vụ khảo sát chương trình - cho biết, vì yêu cầu cao như thế nên cả 3 địa phương là Lâm Đồng, Trà Vinh và TP. Cần Thơ không có người nào đăng ký.
Bệnh viện Chợ Rẫy - TPHCM có chừng 10 điều dưỡng đa khoa có bằng cấp chuyên môn cao nhưng hầu hết nắm giữ vị trí quản lý, khó đi được. Còn Bệnh viện Đa khoa Cần Thơ có 5 điều dưỡng, nhưng 3 người chắc chắn không rời nhiệm sở được” - ông Thạnh dẫn chứng.
Ngoài lý do trên, còn một số vướng mắc mà Bộ LĐTBXH chưa có hướng dẫn cụ thể. Bà Bùi Thị Thu Thủy - điều dưỡng viên Bệnh viện Thống Nhất TPHCM, cho biết theo lộ trình, đến năm 2014, Bộ Y tế mới bắt đầu cấp chứng nhận hành nghề điều dưỡng. Nếu không cho ứng viên dự tuyển “nợ” chứng nhận này thì khó có nhiều người tham gia.
Sẽ tháo gỡ vướng mắc
Trước nhiều ý kiến băn khoăn, ông Lê Văn Thanh cho biết, đến nay Bộ LĐTBXH và phía Nhật Bản chưa chốt lại các nội dung của chương trình này. Do vậy, những vướng mắc sẽ tiếp tục được bàn thảo để tháo gỡ. Dolab cũng sẽ làm việc với ngành y tế để thống nhất một số quy định liên quan đến quy trình, hồ sơ, điều kiện tuyển dụng.
Về công tác tạo nguồn, ông Thanh cho rằng đây không phải vấn đề lớn: “Số lượng sinh viên theo học ngành điều dưỡng được đào tạo ra trường và đang làm việc tại các cơ sở y tế trong cả nước không phải là ít. Tới đây, Bộ Y tế – Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, Trường Đào tạo tiếng Nhật Arc Academy cũng sẽ tích cực hỗ trợ đào tạo chuyên môn, đào tạo tiếng cho ứng viên Việt Nam”.
Theo kế hoạch, Dolab sẽ tổ chức sơ tuyển đối với những ứng viên xuất khẩu lao động đăng ký tham gia chương trình vào giữa tháng 10.2012. Nếu sơ tuyển đạt yêu cầu, ứng viên sẽ được tập trung đào tạo tiếng Nhật và chuyên môn 12 tháng. Trong khoảng 6 tháng sau đó, ứng viên sẽ tham gia kỳ thi năng lực tiếng Nhật, nếu đạt yêu cầu sẽ tiến hành các bước ký kết hợp đồng, làm thủ tục xuất cảnh. Như vậy, dự kiến 150 lao động của năm tuyển chọn đầu tiên này sẽ sang Nhật từ đầu năm 2014.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét